Tui đọc · December 10, 2024 0

Số Đỏ – Vũ Trọng Phụng

Nghe tin Số Đỏ (SĐ) của Vũ Trọng Phụng (VTP) lại sắp sửa chuyển thể thành phim điện ảnh (một lần nữa), tự nhiên mình lại muốn tìm đọc lại tác phẩm này (cũng lại một lần nữa).

Lần đọc này, mình sẽ thoát khỏi cái lối đọc văn một chiều như hồi học trung học: cái kiểu mà lên án cái xấu bất chấp, coi tư tưởng của tác giả là chân lý và học thuộc lòng một công thức duy nhất cho ý nghĩa của tác phẩm.

Mình cũng tò mò khi mà tự do hơn để đọc SĐ, và có đủ thông tin hơn về thời đại, bản thân mình sẽ thấy gì trong SĐ?

Đầu thế kỷ 20 là giai đoạn giao thời của VN, mới nhiều chuyển biến lịch sử. Chỉ riêng tác giả VTP thì có lẽ đây cũng là giai đoạn nhiều chuyển biến trong cuộc đời ngắn ngủi của ông. VTP xuất thân nghèo, nhưng được ăn học, làm báo và sống ở thành thị. Thời cuộc nhiều biến động, cuộc đời có chuyển biến, ông muốn tìm kiếm cho mình sự thay đổi, nhưng bản thân lại chống lại sự thay đổi đó.

Dù tiêu đề là Số Đỏ, nhưng hình này là một quyển sách cho thấy cái sự innovation tuyệt vời của nhóm cách tân Le Mur, Nhất Linh,… Cũng chính là trường phái tư tưởng bị VTP chỉ trích ngay trong Số Đỏ.

Nói về sự thay đổi, thời đó có 2 luồng tư tưởng chính. Một nhánh tìm kiếm cái mới, cách tân đổi mới đoạn tuyệt với cái cũ và lạc hậu như Phan Châu Trinh, tự lực văn đoàn với các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Thế Lữ, Xuân Diệu,… Một nhánh khác lên án cái mới và muốn duy trì cái hiện tại, khôi phục lại cái cũ. Và Vũ Trọng Phụng là một trong những người thuộc nhóm thứ hai này.

Hồi học trung học, mình chẳng chú ý sự đối kháng của 2 luồng tư tưởng này đâu. Nhưng khi tìm hiểu về báo chí thế kỷ 20 và lịch sử áo dài VN, mình mới thấy nó ảnh hưởng đến thế nào và đối kháng gay gắt đến như thế nào.

Cả 2 luồng tư tưởng, chắc là do được dẫn dắt bởi những tâm hồn nghệ sỹ, đều đã rất nỗ lực để định nghĩa “cái ĐẸP”. Nhóm cách tân đổi mới đã đẩy áo dài Lemur thành một thứ gì đó vừa thị trường, vừa là thương hiệu quốc gia, vừa là tôn vinh quyền phụ nữ, là nguồn cảm hứng sáng tác, là biểu tượng của sự ĐẸP. Nhóm bảo vệ, có Số Đỏ, đưa hết nhóm Lemur, áo dài và khách hàng vô để phê phán.

Nói VTP bảo thủ, thì chắc SĐ phải gọi là cự.c đoan. Tâm sự với bạn bè thì ông không che giấu sự bấn bách và hận sâu sắc, nhưng khi viết thì lại kiểu văn tả-rất-thực. Tiểu thuyết của ông trào phúng tự cười tự giễu, nên miễn tranh luận với bên bất đồng nhưng vẫn được tiếng là nói thẳng, nói đanh nói thép.

Mình chẳng phải đang phủ nhận VTP, mình đang ghi nhận VTP và SĐ như một hiện tượng đa chiều và phức tạp hơn. VTP bảo thủ nhưng chưa từng nói việc thay đổi là xấu. VTP sống cả đời drama nghèo nhưng viết về người giàu và quyền thế. VTP sống đề cao đạo đức, nên chủ đề viết về những thứ (mà ông cho là) vô đạo đức như “lấy tây”, “làm đĩ”, gia đình loạn chức năng,… Cuộc đời ông rất ngắn, nhưng vẫn có vị thế của riêng mình trên cả hai lĩnh vực làm báo và viết văn.

SĐ có thể được đọc và hiểu trong một bối cảnh đặc biệt, đa chiều như vậy.

Mình tưởng tượng ngày xem phim, một bộ phim có thông điệp của người tác giả muốn bảo vệ truyền thống văn hóa, nếu một ai đó sẽ muốn mặc áo dài đi xem SĐ của VTP. Đó sẽ là kiểu áo dài nào nhỉ? 😅