Reflection / Research Skills · May 23, 2025 0

Reflection #14 – Sự “chủ quan” trong nghiên cứu định tính

HÃY TỰ TIN VÀO SỰ “CHỦ QUAN” TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Đó là bài học lớn nhất của mình khi tham gia 3 ngày Qualitative Paper Development Workshop (dành cho lĩnh vực Information Systems) ở trường Kinh doanh ĐH Auckland. Mentor của mình là thầy Andrew Burton-Jones, tổng biên tập tạp chí MISQ.

Ngay từ ngày đầu, thầy đã bày tỏ rằng sau khi đọc bản tóm tắt và phần mở đầu, thầy đã mong đợi có nhiều phát hiện mang tính cá nhân và trải nghiệm hơn trong phần kết quả. Thầy gợi ý mình tìm hiểu về phương pháp nghiên cứu điền dã nhân học phản thân (auto-ethnography, thuật ngữ này có nhiều cách dịch).

Trong khi sự khách quan* trong NCKH được nhấn mạnh, thì sự chủ quan lại bị xem nhẹ hoặc hiểu sai. Như trong tình huống của mình, mình cố ép bản thân và bài viết trở nên “khách quan”, và khiến cho nghiên cứu định tính không phát huy được hết thế mạnh.

“TỰ TIN ĐỂ BEING SUBJECTIVE” không phải một lời động viên truyền cảm hứng. Mà là một hướng dẫn cụ thể để sắp xếp lại phương pháp luận, hiểu được bản thân nhà nghiên cứu cần làm gì và trình bày kết quả nghiên cứu thế nào.

Một số bài học khác trong workshop cũng nhấn mạnh việc phát huy hết thế mạnh của phương pháp NC. Không quan trọng bạn chọn NC định tính hay định lượng, nhưng chọn phương pháp nào thì phải cần phát huy hết sức mạnh của phương pháp đó.

🔸️Thầy Suprateek Sarker, tổng biên tập ISR: “cuối cùng, đừng quên rằng hành trình nghiên cứu định tính cũng là một phần của nghiên cứu. Hãy enjoy cả quá trình, không phải chỉ kết quả.”

🔸️ Thầy Micheal Myers: nhà nghiên cứu định tính là người kể lại một câu chuyện, câu chuyện của hiện tượng mà họ nghiên cứu và câu chuyện của chính họ.

🔸️Professor Suzanne Rivard, thầy Myers, thầy Sarker và những kinh nghiệm, chia sẻ về vai trò của “nhà nghiên cứu là phương tiện thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu (as the instrument of data collection, data analysis)”

*** khái niệm “subjective vs. objective” trong lĩnh vực NCKH có thể khác với cách hiểu và dùng trong văn nói, giao tiếp hàng ngày nhé.